Câu 1: Khi nhả phanh tay, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào?
1- Dùng lực tay phải kéo cần phanh tay về phía sau hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.
2- Dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm.
3- Dùng lực tay phải đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh cần phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.
Câu 2: Trong các trường hợp nào sau đây, người lái xe không được vượt xe khác?
1- Xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ.
2- Xe bị vượt giảm tốc độ và nhường đường.
3- Phát hiện có xe đi ngược chiều.
Câu 3: Người điều khiển phương tiện và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm gì?
1- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị hại và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
3- Rời khỏi hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông.
Câu 4: Người lái xe vận tải hàng hóa cần thực hiện những nhiệm vụ gì ghi dưới đây?
1- Thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung hợp đồng giữa chủ phương tiện với chủ hàng trong việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển; không chở hàng cấm, không xếp hàng quá trọng tải của xe, quá trọng tải cho phép của cầu, đường.
2- Khi vận chuyển hàng quá khổ, quá tải, hàng nguy hiểm, hàng siêu trường, siêu trọng phải có giấy phép, phải tôn trọng và thực hiện nghiêm ngặt những quy định về vận chuyển hàng quá khổ, quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm.
Câu 5: Khi qua phà, qua cầu phao người lái xe phải làm gì để đảm bảo an toàn?
1- Đến bến phà, cầu phao các loại xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông; xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
2- Xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ đi trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
3- Xe cơ giới phải xuống phà sau, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà trước.
Câu 6: Các hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?
1- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách.
2- Phá hoại hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Câu 7: Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ trên 80 km/h đến 100 km/h, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước tối thiểu là bao nhiêu?
1- 50m.
2- 60m.
3- 70m.
4- 80m.
Câu 8: Người thuê vận tải hàng hóa có quyền hạn gì theo quy định được ghi ở dưới đây?
1- Từ chối xếp hàng lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2- Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.
Câu 9: Khi điều khiển xe chạy trên đoạn đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?
1- Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt.
2- Không được vượt.
3- Nếu thấy không có xe đi ngược chiều và đường đủ rộng thì có thể cho xe vượt qua nhưng phải bảo đảm an toàn.
Câu 10: Khái niệm “công trình đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
Công trình đường bộ gồm:
1- Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.
2- Rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
3- Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trong khu vực nhà ga đường sắt, cảng giao thông.
Câu 11: Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước không?
1- Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết.
2- Không được dừng xe, đỗ xe.
3- Được dừng xe, đỗ xe.
4- Được dừng xe.
Câu 12:
Câu 13: Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên đối với xe ô tô có tác dụng gì?
1- Bảo dưỡng ô tô thường xuyên làm cho ô tô luôn luôn có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết.
2- Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài.