Câu 1: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Câu 2: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
1- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người gây tai nạn giao thông.
2- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Câu 3: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ lên về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải như thế nào?
1- Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.
2- Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Câu 4: Khi dừng, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải tuân theo những quy định nào ghi dưới đây?
1- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,30 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 15 mét.
2- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
3- Tất cả các ý trên.
Câu 5: Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực.
2- Việc nối xe kéo với xe được kéo phải đảm bảo chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
3- Được kéo thêm nhiều xe khác nhưng phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
Câu 6: Người lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (hạng D), lái xe hạng C kéo rơ mooc (FC) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
1- 23 tuổi.
2- 24 tuổi.
3- 22 tuổi.
Câu 7: Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50km/h?
1- Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg.
2- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên.
3- Ô tô kéo rơ mooc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy.
4- Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ mooc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô.
Câu 8: Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.
2- Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.
Câu 9: Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
2- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
3- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Câu 10: Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?
1- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/100 lít khí thở.
2- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
3- Người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.