Đề thi thử hạng A2 – Đề số 10

Câu 1: Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

1-    Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

2-    Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thoogn, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.

Câu 2: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

1-    Bị nghiêm cấm.

2-    Bị nghiêm cấm tùy trường hợp.

3-    Không bị nghiêm cấm.

Câu 3: Bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

1-    Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.

2-    Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3-    Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.

Câu 4: Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường như thế nào là đúng?

1-    Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

2-    Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

3-    Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc.

Câu 5: Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào?

1-    Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết.

2-    Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

3-    Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết để bảo đảm an toàn.

Câu 6: Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?

1-    Bóp còi, rú ga để cắt qua đoàn người, đoàn xe.

2-    Không được cắt qua đoàn người, đoàn xe.

3-    Báo hiệu từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.

Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?

1-    Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gàng.

2-    Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

3-    Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

4-    Tất cả các ý nêu trên.

Câu 8: Hãy nêu trách nhiệm cơ bản của các tổ chức trong việc quản lý, giáo dục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe?

1-    Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật đặc biệt là các quy định của Luật Giao thông đường bộ, các văn bản quản lý về vận tải để người lái xe biết và thực hiện; thường xuyên kiểm tra giám sát người lái xe thược hiện các nội quy, quy chế của các đơn vị.

2-    Hiểu tâm lý, nguyện vọng người lái xe, động viên họ trong lúc khó khăn, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền lợi của người lao động, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của họ, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 9: Khi sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông đường bộ không còn hô hấp, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì?

1-    Đặt nạn nhân nằm ngửa, khai thông đường thở của nạn nhân.

2-    Thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo; thực hiện các biện pháp xoa bóp tim.

Câu 10: Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

1-    Dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2-    Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

3-    Cả hai ý nêu trên.

de-a2-10

Có thể bạn quan tâm

Đề thi thử hạng B, C – Đề số 17

Câu 1: Một số nét đẹp về truyền thống đạo đức của mỗi con người ...