Câu 1: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác khi tham gia giao thông không?
1- Được phép.
2- Tùy trường hợp.
3- Không được phép.
Câu 2: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải như thế nào?
1- Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi.
2- Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
3- Tất cả các trường hợp trên.
Câu 3: Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?
1- 60km/h.
2- 50km/h.
3- 40km/h.
4- 30km/h.
Câu 4: Những hành vi nào sau đây bị cấm?
1- Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.
2- Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ.
Câu 5: Người có văn hóa giao thông khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện gì?
1- Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển; xe cơ giới đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2- Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định.
Câu 6: Người có văn hóa giao thông khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện gì?
1- Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển; xe cơ giới đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2- Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định.
Câu 7: Khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là bộ phận của đường để chia mặt đường thành ahi chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
2- Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
3- Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
Câu 8: Khái niệm “đường phố” được hiểu như thé nào là đúng?
1- Đường bộ là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
2- Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.
3- Cả hai ý nêu trên.
Câu 9: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách như thế nào?
1- Khi tham gia giao thông đường bộ.
2- Chỉ khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ; khi vực đô thị.
Câu 10: Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
1- Phương tiện nào bên phải không vướng.
2- Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
3- Phương tiện giao thông đường sắt.